Bản dân tộc Mường

Liên hệ

Giới thiệu

Cùng nguồn gốc với người Việt, cư trú lâu đời ở miền núi và trung du, Người Mường là dân tộc bản địa cư trú rất lâu đời tại Hòa Bình.

Dân tộc Mường sống hài hoà với thiên nhiên và bảo lưu khá toàn vẹn những nét văn hoá đặc trưng của người Mường như việc duy trì ở nhà sàn và những nét sinh hoạt văn hóa dân gian. 

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ.Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi...

Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày.

Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song...

Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

(St)

Gần đây

Nhận xét

Gửi bình luận