Di chỉ khảo cổ giai đoạn Hậu kỳ đồ đá mới

Liên hệ

Giới thiệu

Từ lâu, tại thung lũng Nà Niêu (cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 100km về phía tây bắc), có tin đồn rằng một số đồng bào dân tộc Cơ Ho đã nhặt được "búa trời" cùng nhiều loại đá quý khác. Nhiều người dân đã mài các "búa trời" này để sắc nước uống mỗi khi đau ốm.

Cũng theo dân địa phương, phía thượng nguồn sông Tang - một trong ba con sông trong vùng - có một hang động lớn, các vách đá bên trong cửa hang có khắc nhiều hình thù kỳ dị...

Cổ vật tìm thấy ở khu di chỉ khảo cổ

Theo đánh giá của ông Đoàn Ngọc Khôi, cán bộ bảo tàng, di chỉ khảo cổ này có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Biển Hồ vùng Tây Nguyên, cũng như với di chỉ tiền Sa Huỳnh ở Long Thạnh.

Di chỉ hậu kỳ đá mới ở Nà Niêu có niên đại cách đây khoảng 4.000 - 4.500 năm. Phát hiện này sẽ giúp cho các nhà khảo cổ có thêm một địa chỉ để nghiên cứu giai đoạn tiền Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ và Quảng Ngãi.

(St)

Nhận xét

Gửi bình luận