Di tích nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê

Liên hệ

Giới thiệu

Đồn điền Chi Nê được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nay thuộc địa bàn xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Đồn điền được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính chọn là một trong những cơ sở đầu tiên đặt nhà máy in tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nơi đây đã lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên trong những năm tháng đầy khó khăn của chính quyền cách mạng nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng.

Nơi đây đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc “ con trâu xanh” vì trên tờ bạc có hình con trâu mầu xanh. Với vị trí chiến lược, đồn điền Chi Nê đã hai lần vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và ở lại làm việc.

Trong chuyến về thăm Lạc Thủy Người đã nói:” Đây là nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc…” 

Di tích này có giá trị lịch sử to lớn đánh dấu mốc son chói lọi của nền tài chính tiền tệ Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng cho thành công của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Từ một nền tài chính non yếu do hậu quả của gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ.

Năm 1946, Bộ Tài chính đã  quyết định nhờ ông Đỗ Đình Thiện đứng tên và bỏ tiền mua lại nhà in “Tô Panh” của Pháp và hiến cho Chính phủ ta để lập Nhà in tiền. Đây là nhà máy sản xuất ra những đồng tiền độc lập đầu tiên của nhà nước Việt Nam được lưu hành trên toàn quốc. 

(St)

Nhận xét

Gửi bình luận